Nội dung
Lý thuyết Sinh 7 Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn
I. BỘ XƯƠNG
– Bộ xương thằn lằn có những điểm sai khác nổi bật so với bộ xương ếch.
+ Xuất hiện xương sườn
+ Đốt sống cổ có 8 đốt
Bạn đang xem: Sinh 7 Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn
+ Cột sống dài
+ Đai vai khớp với cột sống
– Bộ xương của thằn lằn gồm:
+ Xương đầu
+ Cột sống có nhiều đốt. Các đốt thân mang xương sườn kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực.
+ Xương sườn
II. CÁC CƠ QUAN SINH DƯỠNG
1. Tiêu hóa
– Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ hơn.
– Gồm có: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, lỗ huyệt, dan , mật và tụy.
– Ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.
2. Tuần hoàn – hô hấp
* Tuần hoàn
– Gồm: tĩnh mạch chủ dưới, tim, động mạch chủ
– Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (tạm thời ngăn tâm thất thành 2 nửa) → máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn.
* Hô hấp
– Gồm: khí quản và phổi
– Thằn lằn sống hoàn toàn trên cạn → cơ quan hô hấp duy nhất là phổi.
– Phổi có cấu tạo phức tạp hơn so với ếch: phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
– Sự thông khí ở phổi nhờ vào sự co dãn của các cơ liên sườn.
3. Bài tiết
– Thằn lằn có thận sau tiến bộ hơn so với ếch → có khả năng hấp thu lại nước → nước tiểu đặc
III. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
– Hệ thần kinh phát triển hơn so với ếch: có não trước và tiểu não.
– Giác quan:
+ Tai có màng nhĩ nằm sâu trong trong một hốc nhỏ, chưa có vành tai.
+ Mắt cử động linh hoạt quan sát dễ dàng con mồi ngày khi đầu giữ bất động.
+ Mắt có mi mắt và tuyến lệ. Ngoài 2 mi trên và dưới, mắt thằn lằn còn có mi thứ 3 mỏng và linh hoạt đảm bảo cho mắt khỏi khô.
Xem thêm Soạn Sinh 7: Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn
Đăng bởi: Đại Học Đông Đô
Chuyên mục: Lớp 7, Sinh Học lớp 7